Đậm đà bản sắc văn hóa với Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng

Được mệnh danh là vùng đất huyền thoại. Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong đó, nổi bật và đặc sắc nhất là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng. Để hiểu hơn về lễ hội này, cùng HaiPhongtoplist tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu đôi nét về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa. Là lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam. Lịch sử lễ hội chọi trâu gắn liền với nhiều truyền thuyết được người dân truyền miệng suốt hàng ngàn năm qua.

Doi-net-ve-le Hoi-choi-trau-hai-phong-haiphongtoplist

Nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác lịch sử hình thành lễ hội chọi trâu. Trong dân gian, có nhiều truyền thuyết và sự tích về lễ hội được lưu truyền như sau:

Thần tích Tước Điểm Đại Vương

Sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược cho rằng lễ hội hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng có liên quan thần tích “Tước Điểm Đại Vương” – vị tôn thần của người dân vạn chài nơi đây. Sách ghi lại truyền thuyết một số người dân từng đi qua đền thờ vị tôn thần này và gặp hai con trâu húc nhau. Tuy nhiên, khi thấy động thì chúng bỏ chạy xuống biển. Từ đó, người dân địa phương mở hội chọi trâu vào mùng 9/8 âm lịch hằng năm. Vào thời điểm diễn ra lễ hội, thường có mưa to gió lớn. Người dân nơi đây cũng quan điểm đó là thời điểm thủy thần Đồ Sơn hiển linh.

Nguon-goc-le-hoi-choi-trau-do-son-haiphongtoplist

Huyền tích Bà Đế

Lịch sử của lễ hội chọi trâu cũng được cho là gắn với huyền thoại về một cô thôn nữ xinh đẹp tên là Đế. Nàng thường ra biển một mình và cất giọng hát làm mê đắm lòng người. Tiếng hát quyến rũ đến nỗi làm rung động trái tim Thủy Thần và hai người đem lòng yêu thương nhau. Vì lỡ có mang, lại chưa chồng nên nàng Đế phải chịu lệ làng khắc nghiệt, bị thả xuống biển để sóng biển dìm chết. Cô gái oan ức, hiển linh và được cộng đồng địa phương lập đền thờ, tên gọi là đền Bà Đế.

Nơi bà chết, từ đó có rất nhiều tôm cá tập trung. Là nơi ngư dân đánh bắt được mùa, nhưng cũng thường xảy ra nhiều tranh chấp giữa các vạn chài. Người ta bèn tổ chức thi chọi trâu, mỗi vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, năm ấy vạn chài đó sẽ được độc chiếm bãi cá tôm và con trâu thắng cuộc được mang đi cúng tế Bà Đế cùng Thủy Thần. Cầu mong cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa.

 

Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã. Để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”. Khẳng định tinh thần đoàn kết, duy trì ý thức cộng đồng.

Trong quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Một ý nghĩa tốt đẹp khác nữa là dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hòa.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được diễn ra như thế nào?

Phần chuẩn bị trước lễ

Để Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được diễn ra một cách suôn sẻ, người dân sinh sống tại biển Đồ Sơn đã phải cất công chuẩn bị lễ hơn 8 tháng trời. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm và nuôi dưỡng trâu một cách cẩn thận. Theo thường niên, cứ sau mỗi dịp lễ Tết Nguyên Đán thì các sới chọi đề cử người đi bôn ba khắp các tỉnh thành trên cả nước để mua được con trâu ưng ý. Con trâu được chọn phải là con trâu đực, khỏe mạnh và có khả năng chịu đòn tốt.

Le-hoi-truyen-thong-choi-trau-do-son-haiphongtoplist

Phần lễ

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khởi động bằng phần lễ tế thần Điểm Tước của các làng. Tiếp đó là lễ rước nước với nghi thức thay lọ nước thần được từng làng mang về đình riêng. Sau đó là lễ Thành Hoành dành cho các con trâu được chủ trâu chủ trì. Kết thúc lễ này, những con trâu khỏe mạnh sẽ được gọi là Ông trâu. Mang tính biểu tượng tâm linh, ước mơ và hy vọng cho người dân nơi đây. Đến sáng ngày 9/8 âm lịch, người dân sẽ kéo nhau ra đình để xem lễ rước các Ông trâu giữa tiếng nhạc bát âm, cờ thần bay phấp phới.

Phần hội

Phần hội diễn ra với vô số các hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội sẽ được 24 tráng niên trong những âm thanh sôi động của tiếng trống, thanh la. Tiếp đó là phần hội chính từ hai phía của sới chọi. Những Ông trâu sẽ có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai Ông trâu cách nhau 20m thì sẽ có người rút “sẹo” cho trâu và khẩn trương chạy ra ngoài sới chọi. Hai Ông trâu sẽ lao vào nhau với tốc độ cực nhanh, sừng đập vào nhau kêu chan chát. Cứ như thế, Lễ hội chọi trâu sẽ được diễn ra quyết liệt giữa tiếng hò reo của hàng ngàn khán giả.

Kết thúc hội chọi trâu Đồ Sơn

Sau khi đã kết thúc Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn sẽ có thêm một cuộc rước trâu về đình làm lễ tế thần. Cuộc rước này sẽ được diễn ra dưới sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Đồ Ớn. Ông trâu hạng nhất sẽ được thêu hai chữ “Thượng Đẳng” bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về. Những Ông trâu tham gia Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng dù thắng hay thua đều bị giết thịt, lấy tiết canh và lông để cúng thần. Người đến xem lễ sẽ mua thịt trâu về ăn để cầu phúc, may mắn. Ngoài ra, trong phần hội bạn cũng sẽ được thưởng thức thêm nhiều món ngon khác như bánh đa cua, nem chua,…

Le-hoi-truyen-thong-choi-trau-do-son-haiphongtoplist-2

Vừa rồi là những chia sẻ của HaiPhongtoplist về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngày hội truyền thống văn hóa đặc sản này. Nếu có dịp đến Hải Phòng, đừng quên tham gia trải nghiệm ngày hội bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *